Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Núi Thành
 Thứ tư, 28 Tháng 7 2021 21:25 - 18268 Lượt xem
In

Ban Thường vụ Huyện ủy vừa ban hành Kế hoạch số 45-KH/HU, ngày 09/8/2021 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Theo đó, mục đích của kế hoạch nhằm phát huy vai trò, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội và tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10-6-2021, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI, Kế hoạch số 75-KH/HU ngày 06/3/20215 của Ban thường vụ Huyện ủy về nâng cao hiệu quả công tác tín dụng xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, xây dụng nông thôn mới.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:
Một là, Tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Cấp ủy, chính quyền các địa phương phải xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 05 năm (2021-2025) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030), góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. UBND huyện ưu tiên bố trí cơ sở vật chất, tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay theo các chương trình, chính sách về hỗ trợ việc làm, thoát nghèo bền vững, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác… Đồng thời tạo điều kiện cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện mở rộng huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức và các nguồn vốn hợp pháp khác để mở rộng nguồn cho vay.
Hai là, Nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt dộng tín dụng chính sách; tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động vì người nghèo. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các công việc đã nhận ủy thác với NHCSXH; phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch xã, tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc: Hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; kiểm tra, giám sát, nắm tình hình sử dụng vốn của người vay; giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn; hướng dẫn, hỗ trợ người vay vốn sử dụng vốn vay hiệu quả; thực hiện lồng ghép với các chương trinh, dự án của từng tổ chúc chính trị - xã hội; tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Ba là, Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH huyện. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện NHCSXH huyện, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các thành viên ban đại diện theo quy định, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận ủy thác và tình hình sử dụng vốn của người vay. Đồng thời NHCSXH huyện tổ chức thực hiện tốt các chương trình tín dụng được giao, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được các nguồn vốn, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen; tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để bổ sung cho nguồn vốn tín dụng, chính sách, quản lý và sử dụng hiệu quả.
Bốn là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tín dụng xã hội. Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động tín dụng chính sách xã hội để kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm.

Tác giả: Linh Ngọc


Tin mới: